Sự khác nhau giữa hàng rời và hàng container đang là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nếu bạn chỉ mới bước chân vào ngành logistic hay xuất nhập khẩu thì chắc hẳn bạn vẫn bị nhầm giữa hai khái niệm này và nhiều vấn đề khác nữa. Nhưng hãy để Ngọc Diệp Oder giúp bạn giải đáp câu hỏi này một cách chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hàng container là gì?
Hàng container hay còn gọi là hàng FCL (Full Container Load) được hiểu là một kiện hàng lớn với các kiện hàng lẻ ghép lại với nhau trong cùng một container. Các mặt hàng này phải có sự đồng nhất với nhau giúp tiết kiệm ngân sách cho người gửi đáng kể. Đối với hàng container, người gửi hàng phải là người có trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng sẽ là người nhận hàng. Hoặc bạn có thể thuê dịch vụ xếp dỡ hàng để tận dụng thời gian đó làm việc khác.
2. Hàng rời là gì?
Hàng rời hay còn gọi là hàng LCL (Less than Container Load) được hiểu là mặt hàng hay sản phẩm có số lượng ít không đủ khối lượng của một container để vận chuyển. Như vậy, để chuyển được hàng hoá bạn cần phải ghép với nhiều hàng rời khác để có thể vận chuyển. Đây cũng là hình thức được nhiều đơn vị sử dụng vì tiết kiệm chi phí. Và người kinh doanh phải có trách nhiệm đóng và dỡ hàng.
3. Điểm giống và khác nhau giữa hàng rời và hàng container
- Sự giống nhau
+ Cả hai loại hàng container và hàng rời đều sử dụng container để vận chuyển.
+ Có thể chờ được nhiều loại hàng hoá khác nhau.
+ 2 hình thức này đều tiết kiệm chi phí cho chủ hàng.
- Sự khác nhau:
Tiêu chí | FCL | LCL |
Chi phí | Chi phí khi vận chuyển hàng bằng container vốn là tối ưu nhưng hình thức FCL vẫn có phần rẻ hơn LCL. | Do phải phân lô, và mỗi lô hàng có giá trị khác nhau nên chi phí cũng vậy. Mặc dù có phần nhỉnh hơn FCL nhưng đối với hàng hoá nhỏ thì LCL vẫn là sự lựa chọn gần như là duy nhất. |
Kích thước hàng | Hàng hoá cồng kềnh, tốn nhiều thời gian hơn. | Hàng LCL vốn dĩ nhỏ hơn nên khi vận chuyển vẫn có phần dễ dàng hơn |
Tỷ giá | Tỷ giá dễ biến động. | Tỷ giá ổn định. |
Điều kiện vận chuyển | Phải đặt trước mới có container riêng cho hàng hoá của bạn. | Chỉ cần đặt trước một phần của container nên dễ có chỗ trống hơn. |
Chủ hàng | Do 1 chủ hàng | Có nhiều chủ hàng |
Thời gian giao hàng | Nhanh hơn vì chỉ giao cho một chủ hàng. Không cần thời gian phân loại quá lâu và khả năng chậm trễ tại các cảng cũng thấp hơn. | Sẽ chậm hơn vì phải giao nhiều chủ hàng, đặc biệt cần dành ra nhiều thời gian để phân loại hàng hoá. |
4. Các loại container phổ biến hiện nay
4.1 Container bách hóa (Container khô)
Container bách hóa hay còn gọi là container khô được đây là loại container được thiết kế chuyên chở hàng hoá khô. Vì loại container này không có chức năng làm lạnh hay điều chỉnh được nhiệt. Và hai hình thức vận chuyển chủ yếu là đường bộ và đường biển và chỉ chuyên chở hàng hoá khô.
Container được thiết kế dưới dạng hình hộp chữ nhật với vật liệu chính là thép có khả năng chịu lực cao. Với khoang chứ vô cùng rộng rãi, an toàn khi vận chuyển đường dài. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng container bách hóa này có 4 loại được sử dụng phổ biến:
4.2 Container hàng rời (Bulk container)
Đây là container mang tiêu chuẩn quốc tế ISO, có kích thước lớn và cũng được làm từ thép. Container này phục vụ cho những mặt hàng khô, bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thường và có trọng tải nặng. Điểm khác biệt lớn nhất của loại container này chính là cửa ở phía trên, cho phép hàng hoá tiến vào bằng đường trên hoặc khi dỡ hàng cũng có nhiều phương thức dỡ hơn.
Loại container này được thiết kế phù hợp với nhiều loại phương tiện vận tải. Bạn dễ dàng chở được lại container này bằng xe tải. Vì vậy, đây cũng là container được nhiều người sử dụng.
4.3 Container hoán cải
Container này được thiết kế chuyên để chở một số loại hàng hoá đặc thù như ô tô, xe máy,...Loại container này được thiết kế chuyên chở kích thước vượt quá kích thước bên trong của container. Container này sẽ mở hai vách để thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng.
4.4 Container bảo ôn (Container lạnh)
Đúng như với tên gọi của mình, lại container này được thiết kế chuyện chở những mặt hàng cần nhiệt độ tiêu chuẩn để giữ được sự tươi mới cho hàng hoá. Loại container này được trang bị thêm máy lạnh vè dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ khi cần thiết. Thiết kế với chất liệu từ nhôm hoặc sắt cùng vỏ inox bên ngoài để chống lại sự thay đổi của điều kiện thời tiết bên ngoài.
4.5 Container hở mái
Container hở mái tiếng anh là Open Top container đây là container chuyên dụng để vận chuyển máy móc, thiết bị. Hàng hoá sẽ được xếp từ nóc xuống bởi nóc của container này được phù bạt để đảm bảo hàng hoá không bị ngấm nước.
4.6 Container mặt bằng
Container mặt bằng hay còn được gọi trong tiếng anh là Plat rack container được thiết kế với mặt bằng chắc chắn chuyên chở hàng hoá hạng nặng như: sắt, thép,... Container này giúp việc vận chuyển trở nên thuận tiện hơn khi có vách ở mặt trước và mặt sau. Điều này cho phép bạn tháo rời theo ý muốn không bị cố định như các container khác.
4.7 Container bồn (Tank container)
Loại container này chuyên để chở những mặt hàng dạng lỏng như: hoá chất, xăng dầu, sữa, thuỷ ngân,.... Container bồn được thiết kế với kích thước 20 - 40 feet bao gồm một khung được thiết kế theo tiêu chuẩn ISO. Riêng container này có thiết kế khá hẳn với những container mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Ngoài ra, container này giúp đảm bảo hàng hoá không bị những tác động xấu qua quá trình vận chuyển.
Trên đây là bài viết chia sẻ về sự khác nhau giữa hàng rời và hàng container mà bạn nên biết. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn độc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ đến địa chỉ website; https://ngocdieporder.com/ nhé.