Tỷ giá: 3,670

Hotline: 0978808888

Tỷ giá: 3,670đ

Hotline: 0978808888

Thủ tục nhập khẩu máy phát điện như thế nào? Hiện nay, máy phát điện hàng ngoại chiếm ưu thế rõ ràng trên thị trường nước ta. Đứng trước nhu cầu rất lớn đó từ phía thị trường, rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào hoạt động nhập khẩu máy phát điện. Vậy thủ tục thông quan mặt hàng này như thế nào? Máy phát điện có nằm trong danh mục hàng hạn chế nhập khẩu, có áp dụng chính sách đặc biệt nào hay không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

1. Chính sách pháp luật nhập khẩu máy phát điện

Quy trình - Thủ tục nhập khẩu tổ máy phát điện trong năm 2022 - NĐVN

Thủ tục nhập khẩu máy phát điện được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật dưới đây:

+ Thông tư 38/2015/TT-BTC được cấp ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC được cấp ngày 20/04/2018.

+ Nghị định 69/2018/NĐ-CP được cấp ngày 15/05/2018;

+ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được cấp ngày 02/02/2018;

+ Quyết định số 583/QĐ-TCHQ được cấp ngày 22/03/2019;

+ Quyết định 18/2019/QĐ-TTg được cấp ngày 19/04/2019;

+ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được cấp ngày 14/4/2017;

+ Nghị định 128/2020/NĐ-CP được cấp ngày 19/10/2020.

Căn cứ theo những văn bản pháp luật nêu trên thì mặt hàng máy phát điện không thuộc vào Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, thủ tục nhập khẩu máy phát điện sẽ được tiến hành như những mặt hàng thông thường khác. Một vài lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện cần chú ý:

+ Máy phát điện đã qua sử dụng thì có tuổi thọ thiết bị dưới 10 năm;

+ Khi nhập khẩu máy phát điện cần phải dán nhãn hàng hóa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP;

+ Xác định đúng mã HS code để có thể xác định đúng mức thuế phải nộp và tránh bị phạt.

2. Mã HS của máy phát điện

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng. Máy phát điện thuộc phần XVI, chương 85, phân nhóm 8501: Động cơ điện và máy phát điện (trừ tổ máy phát điện). Tùy thuộc vào cách thức hoạt động và công suất hoạt động của máy, mã Hs được xác định như sau:

Nhóm 8501 – Động cơ điện và máy phát điện.

85013150 — Máy phát điện 1 chiều (công suất không quá 750 W)

85013223 — Máy phát điện 1 chiều (Công suất trên 750W nhưng không quá 37.5KW)

85013233 — Máy phát điện 1 chiều (Công suất trên 37.5 KW nhưng không quá 75KW)

850161 — Máy phát điện xoay chiều (công suất không quá 750W)

850162 — Máy phát điện xoay chiều (công suất trên 75kVA nhưng không quá 375 kVA)

850163 — Máy phát điện xoay chiều (công suất trên 375kVA nhưng không quá 750 kVA)

850164 — Máy phát điện xoay chiều (công suất trên 750kVA)

Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

3. Hướng dẫn thủ tục hải quan nhập khẩu máy phát điện

Quy trình - Thủ tục nhập khẩu máy phát điện trong năm 2022 - NĐVN

Dựa trên căn cứ pháp lý đã nêu trên, quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào từng loại máy. Nếu là máy phát điện phòng nổ, thì quy trình nhập khẩu sẽ phức tạp hơn so với loại máy phát điện thông thường. Đối với loại máy phát điện phòng nổ, có công suất từ 800kVA – 1000 KVA, doanh nghiệp sẽ cần phải tiến hành thủ tục kiểm tra chất lượng và đo hiệu suất năng lượng tối thiểu để đảm bảo tính an toàn và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cần thiết.

- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm

+ Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng

+ Hợp đồng mua bán

+ Vận tải đơn

+ Quy cách đóng gói hàng hóa

+ Hóa đơn thương mại

+ Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO)

- Hồ sơ đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng bao gồm:

+ Hợp đồng thử nghiệm

+ Tờ khai

+ Bản vẽ kỹ thuật, hình ảnh, tài liệu về sản phẩm.

+ Mẫu thử nghiệm

+ Hồ sơ đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng

+ Hồ sơ đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng

- Hồ sơ hải quan nhập khẩu Tổ máy phát điện:

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện các loại các loại gồm những chứng từ sau đây:

+ Tờ khai hải quan

+ Hợp đồng thương mại (Sale contract)

+ Danh sách đóng gói (Packing list)

+ Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)

+ Vận đơn (Bill of lading)

+ Chứng nhận xuất xứ (nếu có)

+ Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.

Trên đây là bài viết chia sẻ chi tiết thủ tục nhập khẩu máy phát điện mà bạn nên biết. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn độc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ đến địa chỉ website; https://ngocdieporder.com/ nhé.

0978808888