Tỷ giá: 3,670

Hotline: 0978808888

Tỷ giá: 3,670đ

Hotline: 0978808888

Supplier là thuật ngữ quá quen thuộc đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh. Supplier đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, là nhà trung gian gắn kết giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Nhà cung cấp chính là “xương sống” trong các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm. Đảm bảo cho thông tin liên lạc sắp diễn ra, đảm bảo nguồn hàng đạt chuẩn chất lượng. Cùng Ngọc Diệp Oder tìm hiểu Nhà cung cấp Supplier là gì và vai trò của supplier đối với doanh nghiệp trong nội dung dưới đây.

1. Supplier là gì?

                 Supplier Là Gì? Vai Trò Nhà Cung Cấp Trong Chuỗi Cung Ứng

Supplier hiểu đơn giản là nhà cung cấp hay nhà cung ứng, họ có thể là một cá nhân hay một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ/ sản phẩm cho cá nhân hay doanh nghiệp khác. Nói cách khác, trong chuỗi cung ứng, người bán hay nhà cung cấp là một doanh nghiệp có đóng góp hàng hóa/ dịch vụ. Giao dịch bất kỳ mua bán hàng hóa từ một sản phẩm/ dịch vụ nào cũng được thực hiện từ hai hoặc nhiều đối tượng, gồm Supplier lẫn người mua. Supplier chính là nhà cung cấp dịch vụ/ sản phẩm, người mua sẽ mua các mặt hàng này với giá trị tương xứng.

Trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp thường có một hoặc nhiều nhà cung ứng. Đơn vị này sẽ đảm nhiệm việc cung cấp các nguyên liệu đầu vào để doanh nghiệp bán đến tay người dùng. Càng nhiều nhà cung ứng sẽ giúp tạo thành một mạng lưới đầu vào cho doanh nghiệp. Mỗi thị trường cung cấp sẽ ảnh hưởng mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường độc quyền hay thị trường mang tính cạnh tranh không hoàn hảo cũng tác động đến hoạt động mua sắm, dự trữ hay tuyển dụng lao động của doanh nghiệp ở mức độ khác nhau.

2. Vai trò của supplier đối với doanh nghiệp

Supplier/ nhà cung cấp đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thực chất họ chính là nhà trung gian gắn kết giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Nói cách khác nhà cung cấp chính là “xương sống” trong các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm. Theo đó vai trò chính của nhà cung cấp phải kể đến:

- Cập nhật thường xuyên những thông tin và đổi mới về thị trường

Supplier là những người tiếp xúc một cách trực tiếp với thị trường, từ đó họ sẽ đưa ra được những gợi ý mới mẻ hơn vào sự nghiệp phát triển của dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và sự hiểu biết về công ty họ sẽ hỗ trợ điều chỉnh phù hợp những ý tưởng kinh doanh. Sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ được đổi mới nhờ vào việc nâng cấp sản phẩm/ dịch vụ lên một cấp. Đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp luôn đáp ứng tốt xu thế thị trường.

- Giảm rủi ro, tránh lãng phí tồn kho

Chính sự cập nhật kịp thời thông tin nhanh chóng của Supplier sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, tránh lãng phí hàng tồn kho cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng niềm tin trong lòng khách hàng dựa trên uy tín. Trong khi độ uy tín lại phụ thuộc vào yếu tố thời gian và giao hàng. Nếu nhà cung cấp giao hàng đúng thời hạn đồng nghĩa với giúp duy trì tốt tỷ lệ vòng quay của hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng dễ dàng theo dõi được dòng tiền kinh doanh, giảm rủi ro lãng phí đáng kể.

- Gia tăng khả năng cạnh tranh

Sự góp mặt của nhà cung cấp Supplier có vai trò quan trọng trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp và đối thủ. Supplier sẽ giữ được chất lượng, giá cả sản phẩm/ dịch vụ ở trên mức bình thường, đảm bảo được và khả năng sử dụng của sản phẩm/ dịch vụ. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể đánh bật được đối thủ cùng phân khúc.

- Đảm bảo tuân thủ luật pháp

Nếu muốn thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc bán lẻ bất kỳ, Supplier chắc chắn sẽ phải đảm bảo tuân thủ nghiêm khắc những quy tắc, quy định về luật pháp của tiểu bang tương ứng. Đảm bảo tôn trọng, tuân thủ các tiêu chuẩn và cam kết không tham gia vào bất cứ hoạt động thương mại bất hợp pháp nào.

- Đem lại mức giá tốt nhất

Đây là điểm ưu việt nhất mà các Supplier mang lại cho doanh nghiệp. Bởi vì các nhà cung cấp là những người tiếp xúc trực tiếp với thị trường tiêu thụ và hiểu nhu cầu người dùng, do đó họ sẽ cung cấp đến nhà sản xuất giá cả cũng như chất lượng tốt nhất. Điều này giúp củng cố lòng tin trong lòng khách hàng, tăng doanh số bán hàng.

- Quản lý hiệu quả tài chính

Doanh nghiệp lựa chọn được một đơn vị cung cấp uy tín sẽ giúp quản lý hiệu quả tài chính. Khi doanh nghiệp của bạn không may gặp khó khăn về vấn đề tiền mặt, chắc chắn Supplier sẽ tài trợ thêm nguồn tài chính cho bạn. Hình thức hỗ trợ có thể khác nhau như các điều khoản mở rộng ở trong hợp đồng kí kết, có thể là tăng thời gian đến hạn thanh toán, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp…

3. Những tiêu chí nào giúp lựa chọn nhà cung cấp tốt cho doanh nghiệp?

          Supplier Là Gì? Vai Trò Nhà Cung Cấp Trong Chuỗi Cung Ứng

Như đã đề cập ở trên, vai trò của Supplier đối với doanh nghiệp là rất lớn. Vì thế các doanh nghiệp cần phải lựa chọn sáng suốt để có một nhà cung cấp uy tín. Một Supplier tốt phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

- Tiêu chí về chất lượng hàng hóa/ dịch vụ

Yếu tố cân nhắc chọn nhà cung cấp hàng đầu của doanh nghiệp chính là chất lượng hàng hóa/ dịch vụ mà Supplier mang lại. Muốn vậy, doanh nghiệp của bạn cần phải nắm rõ những tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, nguyên vật liệu, tiêu chuẩn chất lượng…buộc nhà cung cấp phải cam kết và tuân thủ theo.

- Tiêu chí về tỷ lệ hàng hư hỏng

Ngoài nắm rõ chất lượng hàng hóa/ dịch vụ, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc theo dõi tỷ lệ hàng hóa hư hỏng do vận chuyển. Những sản phẩm không đạt chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn chắc chắn sẽ hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Cần xác định rõ tỷ lệ hàng hư hỏng trong tổng đơn hàng là bao nhiêu? Xác định tỷ lệ hàng hư hỏng trên mỗi đơn hàng giao vận là bao nhiêu? Xác định tổng giá trị hàng hư hỏng giữa các nhà cung cấp với nhau là bao nhiêu?…

- Tiêu chí về thời gian giao hàng

Giao hàng đúng hẹn sẽ giúp doanh nghiệp gây dựng được niềm tin trong lòng khách hàng. Khi lựa chọn nhà cung cấp, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề này để chủ động hơn trong ᴠiệc lên kế hoạch và nhập hàng một cách chính хác. Thời gian giao hàng nhanh cũng thể hiện được uу tín, mức độ tin cậу của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp.

- Tiêu chí về chính sách bảo hành

Nên ưu tiên lựa chọn những Supplier có chính sách bảo hành tốt và chu đáo. Trong một vài trường hợp nếu có sự cố phát sinh như hư hỏng hàng, chất lượng xuống thấp, nếu không có bảo hành hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. Vì thế chọn đơn vị có chính sách bảo hành tốt sẽ giúp bạn an tâm hơn nhiều. Ngoài ra Supplier sẽ hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề phát sinh liên quan đến nguồn hàng mà họ cung ứng một cách nhanh chóng. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, đảm bảo cho các hoạt động nhập hàng không bị gián đoạn.

- Tiêu chí về chi phí sản phẩm/ dịch vụ

Đi song song với chất lượng chính là giá cả sản phẩm, nhà cung cấp tốt sẽ mang đến giá cả sản phẩm phù hợp, chi phí phát sinh mềm hơn thì bạn nên lựa chọn. Tốt nhất là doanh nghiệp nên tham khảo một vòng quanh thị trường để xem báo giá và có sự so sánh tốt nhất trước khi lựa chọn.

- Tiêu chí về điều khoản thanh toán

Ảnh hưởng gián tiếp đến yếu tố chi phí nằm ở phương thức thanh toán của nhà cung cấp. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi Supplier thanh toán với những điều khoản thanh toán 1 lần. Do đó hãy chọn những đơn vị cung cấp có chính ѕách mua hàng công nợ hoặc những đơn vị thanh toán chia ra thành nhiều đợt sẽ tốt hơn cho doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết chia sẻ về thuật ngữ Supplier mà bạn nên biết. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn độc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ đến địa chỉ website; https://ngocdieporder.com/ nhé.

0978808888