Tỷ giá: 3,670

Hotline: 0978808888

Tỷ giá: 3,670đ

Hotline: 0978808888

Nhập hàng Trung Quốc cần giấy tờ gì? Đó là 5 loại giấy tờ, bao gồm hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, vận tải đơn và giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E. Cùng Ngọc Diệp Oder tìm hiểu 5 loại giấy tờ này để quá trình vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam được suôn sẻ, thuận lợi trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thủ tục nhập hàng Trung Quốc cần giấy tờ gì?

5 giấy tờ thông quan cần có để tự nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam

Bên cạnh các loại chi phí, giấy tờ, thủ tục cũng là những yếu tố cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý nếu muốn nhập hàng Trung Quốc thành công và nhanh chóng.

Theo đó, những giấy tờ cần thiết mà bạn sẽ cần phải chuẩn bị sẵn cho quá trình nhập hàng Trung Quốc đó là:

+ Hợp đồng ngoại thương (bản sao)

+ Hóa đơn thương mại (bản gốc)

+ Phiếu đóng gói hàng hóa (bản gốc)

+ Vận tải đơn

+ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E

1.1. Hợp đồng ngoại thương (bản sao)

Hợp đồng ngoại thương hay còn được hiểu đơn giản là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán ở hai nước khác nhau về việc mua bán hàng hoá (ngoại thương). Trong hợp đồng này sẽ phải có một số điều khoản quan trọng và bắt buộc như sau:

Commodity: Mô tả hàng hóa

Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng

Quality: Chất lượng hàng

Price: Đơn giá đi kèm điều kiện thương mại

Payment: Phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán

Shipment: Thời gian, địa điểm giao hàng.

Tất cả những điều khoản đều sẵn có trong văn bản mẫu cụ thể, cả 2 bên cần xác nhận bằng cách ký tên vào chứng từ này.

1.2. Hóa đơn thương mại (bản gốc)

Hoá đơn thương mại chính là cơ sở để ghi nhận việc thanh toán giữa người bán và người mua. Chứng từ này cần phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây mới được hải quan chấp nhận:

Thông tin người xuất khẩu

Thông tin người nhập khẩu

Số hoá đơn và ngày phát hành

Phương thức vận chuyển

Điều khoản giao hàng và điều khoản thanh toán

Số lượng kiện

Sau đó, bạn cần xuất trình cho hải quan chứng từ này để được thông quan hàng hoá và tính thuế.

1.3. Phiếu đóng gói hàng hóa (bản gốc)

Là một bảng kê khai đóng gói các loại hàng hoá để thông qua đó có thể dễ dàng biết được lô hàng có bao nhiêu loại hàng hoá và cách sắp xếp cụ thể ra sao.

Ngoài ra, phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list) cũng đảm nhiệm các vai trò như sau:

Dùng để kê khai báo hàng vận chuyển phát hành vận đơn.

Là chứng từ bắt buộc để khai báo hải quan và hỗ trợ thanh toán.

Hỗ trợ người mua kiểm tra hàng hoá chính xác khi nhận hàng.

Trong trường hợp xảy ra mất mát, hư hỏng, đây sẽ là chứng từ quan trọng để hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm.

1.4. Vận tải đơn (Bill of Lading)

Đây là bằng chứng, chứng thực hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó trong thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam.

Ngoài ra, vận tải đơn còn là chứng từ quan trọng giúp xác định mối quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng cũng như mối quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.

Thông thường, vận tải đơn sẽ được phát hành theo bộ gồm các bản gốc và bản sao. Và để được nhận hàng, người nhận hàng sẽ phải xuất trình một bản vận đơn gốc cho người vận chuyển.

1.5. Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E (C/O form E)

C/O form E cần đảm bảo các thông tin sau đây:

Loại mẫu C/O

Thông tin người xuất, nhập khẩu

Tiêu chí vận tải: Tên vận tải, địa điểm xếp hàng,...

Tiêu chí hàng hoá: Bao bì, nhãn mác, trọng lượng,...

Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá: tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá,...

Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Chứng từ này do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho nhà cung cấp hàng hoá. Sau đó nhà cung cấp sẽ gửi cho bạn để bạn thêm vào hồ sơ làm thủ tục nhập hàng về Việt Nam.

Giấy chứng nhận xuất xứ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phân loại hàng hoá theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và là yếu tố có quyết định trực tiếp đến thuế suất thuế nhập khẩu hàng hoá. Ngoài ra, đây cũng là chứng từ cần thiết dùng để chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan, giúp đảm bảo thông quan thuận lợi hơn.

2. Cần lưu ý gì khi làm thủ tục nhập hàng Trung Quốc?

Nhập hàng Trung Quốc là một quá trình rất phức tạp. Ngoài chuẩn bị giấy tờ cần thiết, bạn cũng phải có những am hiểu về thủ tục pháp lý nhất định nhằm tránh không bị ảnh hưởng quyền lợi cũng như gặp sai sót trong quá trình thông quan. Do đó, khi làm thủ tục nhập hàng Trung Quốc, bạn cần đặc biệt phải lưu ý những điều quan trọng như sau:

Xin phép nhập khẩu hàng hóa: Đối với các loại hàng hoá sau bạn cần phải thực hiện nộp hồ sơ tại bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền để được cấp giấy phép nhập khẩu:

+ Muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường tinh luyện, tiền chất, vật liệu nổ công nghiệp

+ Pháo hiệu các loại

+ Thuốc bảo vệ thực vật

+ Giống vật nuôi, cây trồng, thức ăn chăn nuôi, phân bón

+ Vàng nguyên liệu

+ Hoá chất, trang thiết bị y tế chưa có sổ lưu hành.

Kiểm tra hàng hoá: Với kinh nghiệm của chúng tôi khi làm thủ tục nhập hàng về Việt Nam, bạn không nên bỏ qua việc kiểm tra cả số lượng và chất lượng hàng hoá. Thao tác này nhằm đảm bảo quyền lợi tối ưu của người nhập khẩu đồng thời ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra và dễ dàng phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất. Trong đó bạn cần:

Kiểm tra số lượng: Kiểm tra lại số lượng đã đủ chưa, có bị thiếu hay thừa sản phẩm nào không? Trong quá trình vận chuyển hàng ra hải quan để làm thủ tục, có xảy ra vấn đề gì ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm bị thay đổi hay không?

Kiểm tra chất lượng: Kiểm tra lại xem có sản phẩm có bị trà trộn hàng nhái, hàng kém chất lượng không?

Mua bảo hiểm hàng hoá: Chắc hẳn chúng ta thường bỏ qua việc mua hiểm khi nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc. Tuy nhiên, một số lần xảy ra rủi ro thì lúc đó chúng ta mới cần tới bảo hiểm. Theo chúng tôi, để cẩn thận nhất bạn hãy mua bảo hiểm hàng hoá trước. Một số địa chỉ mua bảo hiểm cho hàng hoá chúng tôi thấy khá uy tín, bạn có tới các cơ quan bán bảo hiểm tại Việt Nam.

Lựa chọn phương tiện vận tải: Hiện nay, hình thức vận chuyển nào cũng đều an toàn, tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn để lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp. Theo chúng tôi:

+ Nên vận chuyển bằng đường bộ khi số lượng hàng hoá nhiều và bạn muốn cước phí rẻ

+ Nên vận chuyển bằng đường thuỷ khi bạn là doanh nghiệp và không giới hạn số lượng cũng như có thể chờ đợi hàng về lâu hơn so với hình thức khác

+ Nên vận chuyển bằng đường không khi bạn muốn vận chuyển nhanh và không lo lắng về chi phí.

Làm thủ tục hải quan: Một số thông tin về mã số hàng hoá và áp mức thuế phải nộp, đây là một số vấn đề về pháp luật nên bạn phải nắm rõ các quy định liên quan để thực hiện đúng nếu không bạn rất dễ bị phạt hành chính về tội gian lận thuế.

Xác nhận thanh toán: Trước và sau khi thanh toán, bạn đều phải kiểm tra lại kỹ hợp đồng và hoá đơn thanh toán. Chúng tôi không cần quá đề cập nhiều đến lưu ý này bởi ở Việt Nam, vấn đề này chúng ta thường thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, liên quan đến thanh toán ở Trung Quốc thì bắt buộc bạn phải có thẻ ngân hàng Trung Quốc mới thanh toán được. Nếu bạn có mong muốn làm thẻ ngân hàng để thanh toán, bạn có thể tham khảo chi tiết và thực hiện theo hướng dẫn cách làm thẻ ngân hàng Trung Quốc mà chúng tôi đã cung cấp để quá trình thanh toán nhanh chóng và chính xác hơn so với các hình thức thanh toán khác.

Giải quyết tranh chấp: Khi soạn hợp đồng, bạn đừng quyên việc rà soát điều khoản đã có trong hợp đồng. Đặc biệt là vấn đề khiếu nại khi hàng hoá bị hỏng hóc, kém chất lượng. Bạn cần kiểm tra chất lượng hàng hoá được đảm bảo không? Nếu xảy ra tình trạng trên thì có được khiếu nại hay không? Nếu có thể, hãy trao đổi cụ thể về quyền lợi của mình sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi nhập hàng về Việt Nam.

3. Quy trình nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam như thế nào?

Quy trình và thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Như vậy, bạn đã được hướng dẫn về cách chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và thủ tục nhập hàng Trung Quốc. Đối với quy trình nhập hàng Trung Quốc, về cơ bản sẽ bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Tìm nhà xuất khẩu và tham khảo giá

Doanh nghiệp tìm hiểu thông tin về các nhà cung cấp sản phẩm, từ đó tham khảo chi phí và chất lượng hàng hoá để tìm ra được nhà cung cấp tốt nhất cho mình.

Bước 2: Tiến hành đặt hàng

Sau khi quyết định được nhà cung cấp sản phẩm, bạn cần gửi mail và giấy đặt hàng đến bên xuất khẩu để tiến hành đặt hàng.

Giấy đặt hàng sẽ bao gồm các nội dung sau: thông tin về hàng hoá, thông tin về công ty của hai bên, điều kiện và thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán.

Bước 3: Thanh toán quốc tế

Căn cứ vào hợp đồng hai bên đã thoả thuận, bên nhập khẩu sẽ tiến hành thanh toán cho bên xuất khẩu theo tài khoản hợp đồng giữa hai bên.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu

Sau khi hoàn tất thanh toán, bước tiếp theo, bạn sẽ cần phải chuẩn bị hồ sơ để nhập khẩu hàng hoá về Việt Nam.

Bộ hồ sơ nhập khẩu sẽ bao gồm các giấy tờ, chứng từ như sau: 1 hợp đồng thương mại quốc tế, 1 hoá đơn thương mại, 1 phiếu đóng gói.

Bước 5: Lựa chọn phương thức vận chuyển

Lựa chọn một trong các hình thức vận chuyển như: vận chuyển bằng đường bộ, vận chuyển đường thuỷ hoặc vận chuyển bằng đường hàng không tuỳ theo khối lượng, đặc điểm đơn hàng, chi phí,... để đảm bảo an toàn nhất cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển.

Bước 6: Chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan tại Việt Nam

Nộp các giấy tờ cần thiết đã chuẩn bị cho cục hải quan để tiến hành thông qua hàng hoá. Tuỳ vào từng loại mặt hàng, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các giấy tờ theo yêu cầu như: giấy chứng nhận nguồn gốc, công bố chất lượng, giấy đăng ký kiểm tra chất lượng,... để thông quan thuận lợi nhất.

Bước 7: Lấy hàng hoá và đưa về kho

Hàng hoá thông quan xong sẽ được nhập khẩu về Việt Nam. Lúc này, bên nhập khẩu chỉ cần bố trí phương tiện đưa về kho là hoàn tất quá trình nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam.

4. Các mặt hàng cần tránh nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam kinh doanh, buôn bán có thể nói là lựa chọn hàng đầu được rất nhiều người quan tâm hiện nay bởi các mặt hàng tại đây không chỉ phong phú, đa dạng mà hơn thế nữa còn sở hữu giá thành rẻ, chất lượng ổn định, có thể mang lại tiềm năng kinh doanh lớn cho người kinh doanh.

Tuy vậy, cần phải lưu ý rằng, không phải mặt hàng nào của Trung Quốc cũng có thể cho lại tiềm năng kinh doanh tốt. Để hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh, Ngọc Diệp Oder khuyên bạn nên tránh nhập khẩu các mặt hàng sau:

Thực phẩm tươi sống: Đây là một trong những mặt hàng cần nên tránh nhập khẩu hàng đầu khi nhập hàng Trung Quốc, bởi mặt hàng này không chỉ bị kiểm nghiệm, kiểm định nghiêm ngặt mà việc vận chuyển cũng rất bất tiện, khó khăn, khó có thể đảm bảo được độ tươi ngon khi hàng về tới nơi.

Hoa quả: Mặt hàng này thường có dư lượng bảo vệ thực vật quá mức cho phép cùng với đó là các loại chất bảo quản để giúp hoa quả tươi ngon hơn trong quá trình quá trình vận chuyển. Do đó, bạn cũng nên tránh nhập khẩu hàng hoá này tại Trung Quốc.

Lương thực, thực phẩm khô: Các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc này thường không được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, để tránh tình trạng kinh doanh ế ẩm, bạn cũng không nên nhập khẩu các mặt hàng này.

Trên đây là những thông tin giải đáp nhập hàng Trung Quốc cần giấy tờ gì? Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích.

0978808888